Th6 18

Trần Ngọc Nam

Bạn đang đọc bài viết của Trần Ngọc Nam - Co-Founder của Tự Học 365, người đã xuất sắc dành 28.25 điểm thi đại học năm 2016. Nhấn vào đây để tìm hiểu thêm.

3 Cách Ghi Nhớ Công Thức, Từ Vựng Siêu Lâu


Ghi nhớ hiệu quả công thức vừa học được

Để trở thành học sinh giỏi, thi đại học điểm cao và đậu vào ngôi trường mơ ước. Bạn cần phải đầu tư rất nhiều cho việc học, đúng chứ? Vậy tại sao lại không dành cho tôi 5 phút thôi, để bạn có thể nắm được một trong những bí mật lớn nhất của những học sinh giỏi ngoài kia: Làm sao để ghi nhớ công thức ngay khi vừa mới học được nó?

Trong phạm vi của bài viết, tôi sẽ đi từng bước, từ việc gỡ bỏ những niềm tin sai lầm về khả năng vô hạn của não bộ, đến việc đưa cho bạn kỹ thuật cấp cao để bạn có thể ghi nhớ, áp dụng bất kì công thức, từ vựng vào thực tế. Để giúp bạn có được trải nghiệm của những học sinh giỏi, học đâu nhớ đó, là niềm tự hào của gia đình, phụ huynh.

Bạn biết không, ngay khi bạn biết được bí mật này, tôi dám chắc rằng, từ một người chán nản, sợ hãi khi học công thức mới, bạn khao khát chinh phục, háo hức với nguồn kiến thức vô tận, để từ đó, bạn trở thành học sinh giỏi nhất lớp, nhất trường và quan trọng hơn, bạn sẽ thi đỗ đại học TOP đầu.

Để bạn có thể tiếp thu thông tin tốt hơn, tôi sẽ giới thiệu đôi chút về bản thân của mình.

Xin chào, tôi là Trần Ngọc Nam, đồng sáng lập Tự Học 365 và là tác giả của cuốn sách bán rất chạy hiện nay, “Tôi lái máy bay đến đại học”. Tôi có thể giúp bạn từ một học sinh mất gốc thi đỗ trường đại học top đầu, vì vậy hãy chăm chú và áp dụng những kiến thức tuyệt vời mà tôi sắp chia sẻ vào học tập ngay nhé!

Thrive Leads Shortcode could not be rendered, please check it in Thrive Leads Section!

Ghi nhớ công thức thứ nhất: Sai lầm thường gặp phải

Liệu bạn đang có lừa dối mình, bạn đang nghĩ rằng mình là một người có khả năng ghi nhớ rất kém?

Tôi đã từng như bạn, hồi trước tôi học từ vựng tiếng anh. Ngày đầu tiên tôi học 10 từ, ngày thứ hai kiểm tra bài cũ tôi chỉ còn nhớ mỗi 3 từ, và đến khi kiểm tra học kì, tôi phải khổ sở với 100 từ vựng “đã quên”. Còn cảm giác gì tồi tệ bằng hơn, khi bạn gặp một từ bạn đã học nhưng bây giờ, bạn không nhớ nó có nghĩa là gì? Ồ, đó có phải là biểu hiện của một trí nhớ tồi hay không???

Tôi ghét cảm giác học đâu quên đấy của mình. Do đó, tôi hì hục lên mạng xã hội, google, youtube,… để tìm kiếm một phương pháp tuyệt vời nào đó để tăng khả năng ghi nhớ. Tôi tìm được rất nhiều kỹ thuật hay ho, và trí nhớ của tôi được cải thiện đáng kể. Từ đó đến bây giờ cũng được 4 năm rồi, và tôi có thể tự tin nói với bạn rằng, tôi có thể ghi nhớ bất kì điều gì tôi muốn. Bạn đừng hiểu nhầm ý tôi, nó không có nghĩa là học đâu nhớ đó, chỉ là tôi biết công thức chính xác từng bước để ghi nhớ một công thức và làm chủ nó. Và hôm nay, tôi ngồi đây để chia sẻ tất cả cho bạn, hi vọng, người tiếp theo có sự đột phá trong học tập chính là bạn. Một người ham học hỏi.

Vậy sai lầm lúc trước của tôi là gì, khiến tôi phải khổ sở với trí nhớ kém cỏi? Tôi cứ nghĩ mình chỉ cần học thuộc đống từ vựng ấy một lần là mình nhớ mãi mãi. Tôi cũng nghĩ rằng, chỉ đọc qua các công thức, được thầy cô giảng bài một lần là tôi sẽ làm được các bài tập cùng dạng.

Và đó là thứ khiến tôi bị mắc kẹt ở mức học tập trung bình khá. Mãi mãi không giỏi lên được.

Bạn có như tôi hay không?

Bạn nghĩ rằng mình sẽ nhớ từ vựng và công thức, nhưng thực tế bạn không thể áp dụng điều đó vào để giải bài tập, bạn bắt đầu thấy bản thân kém cỏi. Dần dần, bạn chán nản với việc học của mình.

Và với tư duy, chỉ học một lần thôi, có thể ghi nhớ được, bạn sẽ nói với bộ não của mình rằng, việc ôn tập là không cần thiết, nó mất thời gian… Khiến bạn sai lại càng sai?

Vậy trước tiên, tôi muốn bạn hiểu được rằng, không ai thông minh và tài giỏi có thể ghi nhớ công thức và từ vựng khi chỉ học qua một vài lần (trừ thiên tài). Đơn cử tôi, chỉ một công thức hạ bậc lượng giác, tôi phải mất một tuần liên tục ôn tập và làm bài tập mới có thể ứng dụng thành thạo được.

Vậy bạn đã biết được mình sẽ làm gì tiếp theo chưa?

Cho phép bản thân mình quên những thứ mình vừa học. Sau đó học lại, rồi lại quên…. Dần dần, bạn sẽ không bao giờ quên nữa. Và nếu như bạn có quên, điều đó chứng tỏ bạn đang tiến về phía của nhớ. Mỗi lần quên, bạn càng nhớ hơn. Thử hỏi, nếu bạn không tiếp tục học thì lấy gì mà quên.

Và bài toán này thuộc về số lần lặp lại….

GHI NHỚ CÔNG THỨC THỨ HAI: SỐ LẦN LẶP LẠI

Bạn cũng hiểu được rằng, ghi nhớ là một quá trình lặp đi lặp lại. Và nếu bạn muốn học giỏi, áp dụng thành thạo tất cả công thức giải để giải bài tập và đạt được điểm cao trong các kì thi, bạn phải đầu tư thời gian.

Đầu tư thời gian ư? Vâng, đúng vậy, đầu tư thời gian để ÔN TẬP.

Hãy nghĩ về phong cách học tập của bạn, hãy nghĩ về lý do bạn quên một công thức? Liệu rằng sau khi bạn vừa học thuộc một từ vựng mới, bạn có lên lịch để ôn tập ngay sau đó hay không?

KHÔNG! Xác suất rất cao câu trả lời sẽ như vậy. Chúc mừng bạn. Bạn đã biết lý do tại sao hầu hết mọi người chưa giỏi rồi đấy. Bây giờ việc bạn cần làm ngay lập tức để tạo nên sự đột phá vượt trội về điểm số đấy là: lên lịch ôn tập lại

Bạn biết không? Theo khoa học, bạn sẽ quên hầu hết 80% lượng kiến thức ngay khi vừa mới học xong, và nếu bạn nghĩ rằng mình không cần ôn tập cũng có thể giỏi thì đây là một điều đáng chê cười. Việc này có thể khiến bạn phí phạm thời gian, công sức và nguồn lực.

Lên lịch ôn tập lại như thế nào cho hiệu quả nhỉ? Tùy bạn thôi! Nhưng đây là ví dụ mẫu của tôi.

Ngày thứ nhất: Ôn lại sau 4 tiếng, và trước khi đi ngủ.

Sau đó, bạn chọn một thời gian cụ thể để ôn tập mỗi ngày.

Có thể là sau 1 tuần hoặc đến khi bạn cảm thấy công thức, từ vựng ấy đã ngấm vào máu rồi thì chúng ta giãn cách lịch ôn tập ra.

Có thể là 1 tuần, 15 ngày, 1 tháng… ôn tập một lần.

Bạn có để ý thấy tôi dùng từ ÔN TẬP và LẶP ĐI LẶP LẠI rất nhiều hay không? Đó chính xác là từ điều quan trọng bạn cần ghi nhớ và hành động sau khi đọc xong bài viết này. Hầu hết mọi người đều biết điều này, họ cũng biết thêm các phương pháp, kỹ thuật nhớ nhanh. Nhưng tại sao họ vẫn chưa đạt được những con điểm 9 – 10 trong học tập? Họ không hành động, không có lịch ôn tập cho việc học của mình.

Tôi dám chắc rằng, trước sau gì, bạn cũng sẽ phải lập một lịch ôn tập riêng cho mình. Nhưng bạn biết sao không? Có thể không phải là bây giờ, vì bạn chưa tin tưởng tôi lắm, bạn sẽ  tiếp tục tìm kiếm các phương pháp ngoài kia, có thể nó hay hơn. Nhưng hãy nhớ một điều, những gì tôi chia sẻ với bạn là bản chất và gốc rễ của vấn đề. Giúp cho bạn THẬT SỰ TIẾN BỘ.

Thrive Leads Shortcode could not be rendered, please check it in Thrive Leads Section!

GHI NHỚ CÔNG THỨC THỨ BA: THỰC HÀNH VÀ LÀM BÀI TẬP

Hãy hết sức tập trung, vì tôi đang nói đến chân lý, để giúp bạn trở thành một hiện tượng trong lớp cũng như trường học.

Lý do mà bạn chưa giỏi là gì? Có phải là lười hay không?

Bạn biết đấy, cho dù tôi có chia sẻ cho bạn 100 phương pháp về học tập hiệu quả, nhưng bạn không áp dụng vào thực tế, bạn không đầu tư cho việc học của mình thì coi như tôi đem muối bỏ biển.

Nó cũng tương tự việc học công thức và từ vựng. Nếu bạn chỉ cặm cụi vào việc học các kiến thức mới, mà không dành thời gian để áp dụng, thực hành những gì vừa học, bạn sẽ không bao giờ tiến bộ.

Bạn cần bằng chứng ư?

Bạn có thể học 100 từ vựng tiếng anh một ngày, sau 1 tháng bạn sẽ nắm được 3000 từ vựng tiếng anh cơ bản để hiểu được 90% văn bản tiếng anh thông dụng và nói chuyện với người nước ngoài….

Đúng… đó là lý thuyết.

Tôi đã từng như vậy, kiên trì một tháng. Tôi cứ nghĩ rằng trình độ anh văn của mình sẽ tăng nhanh lắm, nhưng thực tế tôi chỉ còn nhớ 200 từ trong tổng số 3000 từ ấy.

Có phải bạn cũng đang như tôi…

Tôi dám cá rằng, bạn chỉ cần 1 tuần đến 1 tháng - có thể học thuộc hết các công thức thường gặp trong vật lý lớp 12. Nhưng liệu rằng, bạn có áp dụng để giải các bài tập được không? Câu trả lời là không????

Đây là sai lầm trong việc học công thức của các bạn. Hãy nhớ rằng, bạn không cần phải học quá nhanh, biết quá nhiều công thức trong cùng một thời điểm. Chỉ cần bạn biết công thức nào, bạn nắm chắc công thức đó. Người xưa có câu, trăm hay không bằng quen tay. Đó chính xác là điều đã giúp tôi và học viên của mình lấy những con điểm 9 – 10 chỉ trong thời gian ngắn.

Bình thường, khi học được một phương pháp giải mới, tôi sẽ cày nát bài tập của dạng đó. Chắc chắn sẽ có những câu sai, những câu không biết làm. Khi ấy, tôi có bỏ cuộc không? Chắc chắn là không rồi, vì tôi biết rằng, ai làm nhiều bài tập hơn người đó sẽ thắng. Cứ mỗi bài tập làm sai, tôi lại biết thêm một phương pháp mới. Sau đó, tôi lên lịch ôn lại.

Nếu bạn đang làm giống tôi, xin chúc mừng bạn, nhưng nếu bạn chỉ học công thức mới mà không làm thật nhiều bài tập, hãy thay đổi trước khi quá muộn.

Bạn có thể hỏi rằng? Vậy tài liệu em làm ở đâu để ôn thi hiệu quả. Nếu em là học sinh lớp 11 và 12. Các em có thể tham khảo tài liệu pro Member, nơi có đầy đủ kiến thức để các em trở thành học sinh giỏi bằng cách tự học.

Thật tuyệt vời vì tinh thần ham học hỏi của bạn, bạn đã đi hết bài viết này. Và việc tiếp theo bạn cần làm, thứ nhất, xóa bỏ tư duy chỉ cần học 1 vài lần là sẽ nhớ và thành thạo công thức. Bạn cần lặp đi lặp lại và ôn tập thường xuyên. Bạn còn nhớ gì không? Để ôn tập hiệu quả, bạn cần lên lịch ôn tập cho riêng mình. Cuối cùng, để thành thạo công thức, bạn chỉ có một cách nhanh nhanh đó là áp dụng công thức và làm càng nhiều bài tập càng tốt. Đúng như tiêu đề bài viết, 3 cách đơn giản để ghi nhớ công thức.

4.2 9 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thu Nhiên
Thu Nhiên

Thck nhất câu ”Khi học được một phương pháp giải mới, tôi sẽ cày nát bài tập của dạng đó”